Đang tải dữ liệu...
Đang tải dữ liệu...
(*) Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo. Vui lòng luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia y tế để được tư vấn chính xác cho tình trạng sức khỏe cụ thể của bạn.
Multidex bột DeRoyal có thể được sử dụng làm lành cho mọi loại vết loét, bao gồm cả vết loét nhiễm trùng và không nhiễm trùng.
Thông tin thành phần | Hàm lượng |
---|---|
Acid Ascorbic | |
Maltodextrin |
Multidex bột DeRoyal có thể được sử dụng làm lành cho mọi loại vết loét, bao gồm cả vết loét nhiễm trùng và không nhiễm trùng.
Cách dùng
Chuẩn bị vết loét:
Sử dụng Multidex bột DeRoyal:
Sau khi rửa sạch, bôi Multidex:
Dùng gạc chống dính và băng keo/gạc cuộn/gạc lưới để cố định lớp băng.
Thay băng thường xuyên 1 lần mỗi ngày đối với các vết loét tiết dịch ít và đang lên mô hạt, và 2 lần mỗi ngày đối với vết thương tiết dịch nhiều.
Thay băng Multidex bột DeRoyal:
Nhẹ nhàng gỡ bỏ lớp gạc chống dính. Nếu lớp gạc này dính vào vết loét, thấm ướt bằng nước muối sinh lý vài phút trước khi gỡ bỏ để không làm tổn thương lớp mô hạt non đang phát triển.
Nhẹ nhàng rửa sạch vết loét bằng dung dịch sinh lý vô trùng để loại bỏ các mảng mô chết, và giữ cho mô hạt mới tái tạo không bị tổn thương.
Không cần thiết phải làm sạch tất cả Multidex cũ. Một ít Multidex còn lại sẽ trộn lẫn với Multidex mới thoa vào.
Lưu ý:
Đối tượng sử dụng
Thích hợp dùng cho người có các vết loét mãn tính.
Chưa có thông tin về tác dụng phụ của sản phẩm.
Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh sáng trực tiếp từ mặt trời.
Để xa tầm tay trẻ em.
Khi sử dụng thuốc bột Multidex Deroyal làm lành vết thương, người dùng cần lưu ý: Không dùng cho trẻ em hoặc người có cơ địa dễ dị ứng. Chăm sóc, vệ sinh đúng cách, tránh tình trạng vết loét lan rộng. Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, tránh: Rau muống, thịt gà, đồ nếp, rượu bia, thuốc lá,...
Hướng dẫn sử dụng Multidex Deroyal đúng cách: Bước 1: Ở vị trí vết thương, cắt lọc mô hoại tử. Vệ sinh bằng nước muối sinh lý 0,9%. Bước 2: Bôi thuốc Multidex lên vị trí vết thương (tùy vết loét nông - sâu): Với vết loét nông: Bôi một lớp dầy khoảng 0.6 cm trên toàn bộ vết loét. Với vết loét sâu: Đắp đầy vết loét cho bằng với mặt da, lưu ý để thuốc len vào hết các ngóc ngách của vết loét. Bước 3: Băng vết thương bằng băng không dính và thoáng (để giữ vệ sinh vết loét). Nên thay bằng 1 lần/ngày đối với vết loét tiết dịch ít và vừa, thay 2 lần/ngày nếu vết loét tiết dịch nhiều.
Để phòng tránh biến chứng khi thực hiện băng vết loét da bạn cần lưu ý một số điểm dưới đây: Sử dụng băng y tế, băng gạc mềm đảm bảo thông khi tốt. Thao tác băng nhẹ nhàng, hạn chế đau. Thay băng 1 lần/ngày. Khi thay bay cần vệ sinh nước muối sinh lý vùng loét da sạch sẽ.
Khi bị loét da đầu tiên bệnh nhân cần nhận biết nguyên nhân và mức độ vết loét da từ đó có kế hoạch chăm sóc phù hợp. Trong trường hợp tổn thương mô nghiêm trọng bệnh nhân cần đến ngay cơ sở y tế để bác sĩ thực hiện sơ cấp cứu và hướng dẫn chăm sóc giúp hạn chế biến chứng vết loét. Thông thường để phục hồi các vết loét cần thực hiện: Vệ sinh vùng da. Làm sạch vết loét bằng dung dịch kháng khuẩn. Băng bó vết loét. Tiếp tục chăm sóc hỗ trợ. Lưu ý: Bạn cũng nên thay đổi thói quen sinh hoạt cùng chế độ dinh dưỡng theo tư vấn của bác sĩ chuyên môn để phòng tránh các biến chứng loét da có thể xảy ra.
Loét da là tình trạng nhiễm khuẩn trên da, loét da hở dễ dàng lan rộng và dần ăn sâu tới niêm mạc dưới da. Loét da thường gặp ở người già nằm nhiều, ít vận động, người suy giảm thể trạng hoặc liệt sau đột quỵ.
Đã kiểm duyệt nội dung bởi:
Dược sĩ Đại học Nguyễn Thị Hồng Nhung
Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Nguồn: nhathuoclongchau