Đang tải dữ liệu...
Đang tải dữ liệu...
(*) Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo. Vui lòng luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia y tế để được tư vấn chính xác cho tình trạng sức khỏe cụ thể của bạn.
Muối rửa mũi NeilMed Sinus Rinse Kids có thành phần chính là Sodium Chloride và Sodium Bicarbonate có tác dụng rửa sạch bụi bẩn và các tác nhân có thể gây bệnh mũi xoang (chất ô nhiễm, nấm mốc, dị nguyên). Làm giảm và ngăn ngừa các triệu chứng viêm mũi dị ứng, viêm xoang, nghẹt mũi, chảy mũi, khô mũi và các triệu chứng cảm cúm, giúp vệ sinh mũi hằng ngày.
Thông tin thành phần | Hàm lượng |
---|---|
Sodium bicarbonate | |
Sodium Chloride |
Rửa sạch bụi bẩn và các tác nhân có thể gây bệnh mũi xoang (chất ô nhiễm, nấm mốc, dị nguyên).
Làm giảm và ngăn ngừa các triệu chứng viêm mũi dị ứng, viêm xoang, nghẹt mũi, chảy mũi, khô mũi và các triệu chứng cảm cúm.
Vệ sinh mũi hằng ngày.
Cách dùng
Xịt thẳng vào mũi.
Bước 1: Chuẩn bị
Rửa tay. Châm đầy vào bình đến vạch quy định nước tinh khiết, nước lọc (qua lỗ 0,2 micron) hoặc nước sạch đun sôi để nguội. Tốt nhất dùng nước hơi ấm tương đương nhiệt độ cở thể (37 độ C).
Có thể làm ấm nước bằng cách cho bình nước vào lò vi sóng trong khoảng 5 đến 10 giây, tránh để quá lâu vì có thể làm nước quá nóng gây hại niêm mạc mũi hoặc gây phá hủy bình dụng cụ.
Bước 2: Pha dung dịch
Pha vào bình nước 1 gói hỗn hợp rửa mũi. Ngón trỏ bịt vòi xịt, các ngón còn lại ôm bình lắc nhẹ để hỗn hợp hòa tan hết.
Bước 3: Rửa bên mũi thứ nhất
Bạn có thể hướng dẫn bé thực hiện đúng các thao tác để việc rửa mũi phát huy tối đa hiệu quả.
Đứng trước bồn rửa, hướng về phía trước, đầu hơi cúi, thở bằng miệng.
Đặt đầu vòi xịt vào 1 bên lỗ mũi, sau đó dùng tay bóp bình để cho dung dịch chảy từ bình vào lỗ mũi bên này rồi chảy ra ở lỗ mũi bên kia. Duy trì bóp bình cho đến khi nước chẩy được ¼ đến ½ bình.
Dung dịch có thể chảy xuống họng, hãy khạc bỏ, không nên nuốt dung dịch nhưng lỡ nuốt cũng không gây hại.
Bước 4: Loại bỏ dung dịch trong mũi
Xì nhẹ để loại bỏ dung dịch trong mũi nhưng không bịt chặt mũi để tránh áp lực lên màng nhĩ tai. Nếu có thể, hãy hít nhẹ nhàng 1 đến 2 lần để dung dịch có thể vào rửa sâu trong xoang. Khạc bỏ nếu dung dịch chảy xuống họng.
Để loại bỏ dung dịch còn lại trong xoang, hãy nghiêng về phía trước hoặc nghiêng về phía đối diện với với bên lỗ mũi vừa rửa sau đó xì mũi thật nhẹ nhàng.
Bước 5: Rửa bên mũi còn lại
Lặp lại bước 3 và 4 cho bên mũi còn lại.
Bước 6: Vệ sinh dụng cụ
Rửa bình và nắp dụng cụ sau khi dùng.
Đối tượng sử dụng
Muối rửa mũi NeilMed Sinus Rinse Kids có thiết kế đặc biệt cho trẻ em từ 4 tuổi trở lên.
Chưa có báo cáo.
Để nơi mát, tránh ánh sáng, nhiệt độ dưới 30⁰C.
Không nên rửa mũi trong các trường hợp: Mũi bị nghẹt hoàn toàn, viêm tai, mất nghe. Nếu bạn mới phẫu thuật tai hoặc mũi xoang, hãy hỏi ý kiến Bác sỹ trước khi sử dụng.
Hãy dừng rửa mũi nếu thấy căng tức ở tai hoặc cảm giác bỏng ở mũi để hỏi ý kiến Bác sỹ.
Để xa tầm tay trẻ em.
Nên rửa mũi trước khi đi ngủ khoảng một tiếng đồng hồ để tránh dung dịch còn đọng lại chảy xuống họng gây khó chịu.
Nếu bệnh nhân không thể đứng và cúi xuống để rửa thì không nên sử dụng.
Không nên sử dụng cho bệnh nhân ốm nặng không ra khỏi giường hoặc bị khuyết tật thể chất, thiểu năng tinh thần vì không đảm bảo thao tác đúng sản phẩm.
Phụ huynh nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng cho trẻ em.
Luôn há miệng và chỉ thở bằng miệng trong lúc rửa để tránh bị sặc.
Luôn luôn xì mũi loại bỏ dung dịch thật nhẹ nhàng để tránh bị kích ứng niêm mạc do lực xì quá mạnh.
Khi trẻ bị sổ mũi, phụ huynh chỉ cần xịt hoặc rửa mũi 1-2 lần/ngày. Ngoài ra, khi trẻ ra ngoài môi trường bụi bặm về, sau khi vào bệnh viện chơi cũng có thể nhỏ mũi cho trẻ nhưng trẻ đang khỏe mạnh thì không nhất thiết phải thường xuyên nhỏ mũi để phòng bệnh.
Bạn có thể sử dụng nước muối sinh lý một lần mỗi tuần, đặc biệt là khi làm việc hoặc đi lại ở những vùng nhiều bụi bẩn. Tuy nhiên bạn cần lưu ý không dùng nước muối sinh lý rửa mũi thường xuyên vì việc sử dụng thường xuyên nước muối sinh lý để làm sạch mũi sẽ vô tình làm mất đi lớp thảm nhầy bảo vệ mũi vốn có, mất đi chức năng bảo vệ mũi của lớp thảm này và gây tổn thương niêm mạc mũi, vì thế mũi lại hay bị viêm hơn. Mũi là cửa ngõ đầu tiên của cơ quan hô hấp, tiếp xúc với rất nhiều bụi bẩn, các hóa chất độc hại và các yếu tố gây bệnh. Khi mũi hoàn toàn trong trạng thái bình thường thì không nên sử dụng nước muối thường xuyên để rửa mũi.
Nếu bạn đang gặp các triệu chứng của viêm xoang, sổ mũi thì nên rửa mũi một lần mỗi ngày để giúp làm giảm chất nhầy trong mũi, giảm tình trạng chảy nước mũi và làm sạch vi khuẩn. Sau khi các triệu chứng thuyên giảm, chỉ cần thực hiện rửa mũi khoảng 3 lần một tuần, tránh rửa quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến niêm mạc mũi, làm mất đi các yếu tố miễn dịch bên trong mũi xoang. Nước muối có thể làm khô và bào mỏng niêm mạc mũi. Điều này về lâu dài dẫn đến tình trạng mũi mất đi hệ miễn dịch vốn có, giảm đi khả năng chống lại vi trùng, nấm, khói bụi, vi khuẩn từ bên ngoài xâm nhập qua đường thở ở mũi và virus bên trong cơ thể tạo ra.
Đã kiểm duyệt nội dung bởi:
Dược sĩ Đại học Ngô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Nguồn: nhathuoclongchau