Đang tải dữ liệu...
Đang tải dữ liệu...
(*) Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo. Vui lòng luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia y tế để được tư vấn chính xác cho tình trạng sức khỏe cụ thể của bạn.
Chào Bác sĩ Tôi năm nay 33 tuổi, đã có một con được 2 tuổi rưỡi, tôi đang muốn có thêm một cháu nữa, tôi đã thả 2 tháng những vẫn chưa có kết quả. Tháng trước tôi có đi siêu âm đầu dò để soi thời điểm trứng rựng, kết quả là trước một ngày và trong ngày rụng trứng Niêm mạc tử cung của tôi dày 14mm. Vậy BS cho tôi hỏi Niêm mạc như vậy có bị cho là dày không, nó có ảnh hưởng đến khả năng thụ thai của tôi không. Nếu có ảnh hưởng thì cách điều trị như thế nào ạ! Rất mong được BS giải đáp. Cám ơn BS rất nhiều!
icnm
12/03/2014
Chào chị Hương! Niêm mạc tử cung thay đổi theo các giai đoạn của chu kỳ kinh nguyệt.- Sau sạch kinh, niêm mạc tử cung thường từ 3-5mm. - Giữa chu kỳ (khoảng rụng trứng), niêm mạc tử cung thường từ 8-12mm. - Ngày cuối của chu kỳ, trước khi có kinh nguyệt, niêm mạc tử cung thường từ 12- 16mm. Độ dày thích hợp của niêm mạc tử cung để trứng thụ tinh làm tổ là từ 10-12mm. Nếu không thụ thai, niêm mạc tử cung sẽ bị bong tróc và có biểu hiện của có kinh. Trường hợp của chị, niêm mạc tử cung siêu âm khoảng rụng trứng là 14mm, như vậy chưa thể gọi là niêm mạc tử cung dày. Chị có thể siêu âm kiểm tra lại niêm mạc tử cung sau khi sạch kinh của chu kỳ sau. Niêm mạc tử cung dù quá dày hay quá mỏng (nếu niêm mạc tử cung dày 20mm trở lên thì được gọi là niêm mạc tử cung dày) đều ảnh hưởng đến việc mang thai và sự phát triển bình thường của thai. Những trường hợp niêm mạc tử cung dày, bác sỹ sẽ tiến hành nạo sinh thiết niêm mạc tử cung kết hợp với sử dụng thuốc nội tiết để ức chế sự dày lên của niêm mạc tử cung sau khi nạo. Ngoài ra, tổ chức bệnh phẩm sau khi nạo sinh thiết sẽ được tiến hành làm giải phẫu bệnh để loại trừ nguyên nhân tăng sinh nội mạc ác tính. Chúc chị và gia đình hạnh phúc. Bác sỹ chuyên khoa Sản
Nguồn: icnm