Đang tải dữ liệu...
Đang tải dữ liệu...
(*) Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo. Vui lòng luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia y tế để được tư vấn chính xác cho tình trạng sức khỏe cụ thể của bạn.
Tư vấn về kết quả xét nghiệm ngày 22/10/2016, Lượng Glucose (uống sau 2h) tăng 9.08 mmol , Bác Sỹ cho Em hỏi có ảnh hưởng gì đến thai nhi không? Em đang mang thai 25 tuần 4 ngày, có tiền sử 2 lần lưu thai. Cảm ơn Bác sỹ
BS Nguyen Thanh
25/10/2016
Chị Hường thân mến, Kết quả xét nghiệm định lượng nồng độ glucose máu của chị sau 2 giờ làm nghiệm pháp dung nạp đường là 9,08mmol/l (>8,5mmol/l) là có nghi ngờ về việc chị có mắc hội chứng rối loạn dung nạp đường. Tiêu chuẩn chẩn đoán đái đường thai kỳ là cần có ít nhất 2 trong 3 thời điểm có nồng độ glucose trên ngưỡng (đường huyết lúc đói trên 5,1mmol/l, sau 1 giờ làm nghiệm pháp 10mmol/l, sau 2 giờ làm nghiệm pháp là 8,5mmol/l) thì mới kết luận bị đái tháo đường (ĐTĐ) thai kỳ. Tuy nhiên nhiều quan điểm trên thế giới cho rằng, bất kỳ 1 rối loạn dung nạp đường nào xảy ra trong quá trình mang thai cũng đều có thể gây ảnh hưởng không tốt đến thai nhi nên việc điều chỉnh chế độ ăn ngay từ thời điểm này là điều rất cần thiết. Lời khuyên dành cho chị là điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, vận động, làm việc và nghỉ ngơi hợp lý. Trong khẩu phần ăn giảm đường, giảm mỡ, giảm tinh bột và tăng chất xơ, các bữa ăn cần được chia làm nhiều lần trong ngày, tránh tình trạng ăn no quá hay để đói quá: + Bữa sáng nên ăn các loại thực phẩm có ít đường như cháo, ngũ cốc, ví dụ như bữa sáng là một chiếc bánh mì kẹp một quả trứng là đủ. + Bữa trưa và bữa tối ăn đủ no, khoảng lưng 1 đến 2 bát cơm, khoảng 50 gram thịt hay 1 quả trứng và một bìa đậu phụ, 100 gram rau củ. + Nên ăn 2 đến 3 bữa phụ mỗi ngày ở giữa các bữa chính, bữa phụ có thể là bánh quy không đường, trái cây, sữa dành cho bà bầu. + Mỗi ngày chỉ nên ăn hoa quả bằng 1 nắm tay của chị. + Tránh xa siro, nước ép trái cây, bánh kẹo có đường nhanh, uống nước đường. + Nên thay đổi nhiều loại thực phẩm khác nhau, khẩu phần đa dạng, không được lạm dụng quá nhiều bất cứ loại thực phẩm nào. Chị nên thử lại đường máu sau mỗi 4 tuần, thử ngay khi cơ thể có triệu chứng mệt mỏi khác thường, buồn nôn hay tiêu chảy,... Đồng thời kiểm soát thai nghén thường xuyên theo lịch hẹn của bác sỹ (chị nên thông báo kết quả xét nghiệm này cho bác sỹ quản lý thai nghén biết). Chị cũng có thể tiến hành làm lại xét nghiệm dung nạp đường ở quý thai sau để xác định chẩn đoán.Chúc chị có một thai kỳ khỏe mạnh. Bác sỹ Nguyễn Thị Thanh
Nguồn: icnm