Đang tải dữ liệu...
Đang tải dữ liệu...
(*) Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo. Vui lòng luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia y tế để được tư vấn chính xác cho tình trạng sức khỏe cụ thể của bạn.
Xin chào bác sỹ. con trai tôi sinh ngày10/6, sau sinh 6 ngày cháu phải mổ do hẹp ruột. đến nay sữ khoẻ và hệ tiêu hoá của con đều bình thường. 4 ngày trước cháu đi ngoài co mùi hôi, phân màu vàng đục như nước vo gạo, phâm nước sệt. tôi có làm xét nghiệm thì có kết quả như sau: Danh mục khám Kết quả Đơn vị Chỉ số bình thường Ghi chú Đơn giá KST đường ruột Hiện tại không thấy trứng giun, sán và các loại đơn bào gây bệnh trong mẫu phân. 40.000 Vi khuẩn - ký sinh trùng Soi Phân 150.000 Tìm nấm trong phân Hiện tại không thấy hình ảnh nấm trong mẫu phân. Tìm cặn dư trong phân Hiện tại không thấy tinh bột và cellulose trong mẫu phân. Tìm hạt mỡ Hiện tại không thấy hạt mỡ trong mẫu phân. Hồng, bạch cầu trong phân Hồng cầu (++) Bạch cầu (+) (Âm tính) 0 Tỷ lệ vi khuẩn chí đường ruột 0 Vi khuẩn Gram âm 40 % (> 70) Giảm (Xem chi tiết) Vi khuẩn Gram dương 60 % (< 30) Tăng (Xem chi tiết) Kết luận Loạn khuẩn vừa 0 hiện tại con tôi chưa dùng thuốc gì. Cháu đi ngày 4-5 lần, lúc thì phân hoa cà hoa cải, lúc thì phân nước, phân đọng lại ở bỉm li ty màu xanh và ko còn hiện tượng đi phân như hôm xét nghiệm. cháu ăn ngày 1 lít sữa mẹ hút ra nhưng lên câm kém. tháng lên 1 kg. bác sĩ tư vấn giúp tôi. tôi xin cảm ơn.
icnm
16/08/2015
Bạn Vân An thân mến,Khi bé bị tiêu chảy để định hướng nguyên nhân gây bệnh và chẩn đoán, bác sỹ sẽ chỉ định lấy mẫu phân của bé làm xét nghiệm. Nguyên nhân tiêu chảy cấp có thể do: - Tác nhân virus; - Tác nhân vi khuẩn; - Tác nhân ký sinh trùng... Với tiền sử mổ hẹp ruột cách đây 2 tháng, kết hợp với triệu chứng đi phân ngày 3-4 lần, phân sệt, hoa cà hoa cải và kết quả xét nghiệm phân của bé có hồng cầu (++) và bạch cầu ( +) dương tính chứng tỏ bé bị tiêu chảy do tác nhân vi khuẩn hay còn gọi là tiêu chảy nhiễm khuẩn. Để điều trị, bé cần được dùng kháng sinh. Tùy thuộc mức độ bệnh và đáp ứng điều trị, bác sỹ sẽ lựa chọn kháng sinh đường uống như bactrim , Itadicid, ciprofloxacin hoặc kháng sinh tiêm như: ceftriaxon,... Bạn nên cho bé đến bện viện khám, sau khi có kết quả, bác sỹ kê đơn điều trị thuốc thích hợp theo mức độ bệnh và cân nặng của bé. Ngoài ra, tốc độ tăng cân ở trẻ sau sinh như sau: bé sơ sinh có thể bị sụt cân sinh lý trong tuần đầu tiên, từ tuần thứ 2 trẻ tăng cân rất nhanh. Trong 2 tháng đầu sau sinh, trung bình mỗi tháng bé tăng từ 0,8 - 1,2 kg/tháng, từ tháng thứ 3 đến tháng thứ 6 tăng ít hơn khoảng 0,6-0,8 kg/tháng. Càng về sau tốc độ tăng càng chậm, từ tháng thứ 6 đến tháng thứ 12 trẻ tăng 0,3 - 0,4 kg/tháng. Trẻ 1 đến 10 tuổi tăng 2 - 2,5 kg/năm. Hiện tại bé nhà bạn 3 tháng, tăng 1kg/tháng là bình thường. Kính chúc bạn và gia đình mạnh khỏe. ThS.BS. Hoàng Thị Năng
Nguồn: icnm